KCS là gì? Công việc của nhân viên KCS gồm có những gì?

KCS là thuật ngữ thường rất hay gặp đối với các công ty, doanh nghiệp. Bộ phận KCS là những người có trách nhiệm kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Đây là một bộ phận khá quan trọng và là nghề đang được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên với nhiều người không chuyên môn sẽ không hiểu rõ KCS là gì? Công việc của nhân viên KCS là làm gì? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về ý nghĩa của KCS và nhiệm vụ của những người nhân viên KCS trong công ty là gì? Vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết bên dưới đây để hiểu rõ hơn về KCS nhé.

KCS là gì? Khái niệm về KCS

KCS là gì? Công việc của nhân viên KCS gồm có những gì?

KCS là gì? Công việc của nhân viên KCS gồm có những gì?

KCS có nghĩa là “Kiểm tra – Chất lượng – Sản phẩm”. Công việc của KCS là kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra thị trường phải tuân thủ đúng theo công nghệ, quy trình kỹ thuật và chất lượng trong nhà máy sản xuất. Công việc của nhân viên KCS cũng tương tự như QC là kiểm tra chất lượng của sản phẩm 

Công việc của nhân viên KCS là làm gì?

– Kiểm tra chất lượng hàng nhập, xuất khẩu theo đúng quy trình tiêu chuẩn do công ty đã đề ra

– Kiểm tra chất lượng của sản phẩm sau khi sản xuất

– Xử lý những nguyên nhân, sự cố, các vấn đề khác có phát sinh trong quá trình sản xuất

– Theo dõi những số liệu nhập, xuất ra khỏi xưởng theo yêu cầu khách hàng

– Nắm rõ được nguồn gốc của nguyên vật liệu đầu vào của xí nghiệp, nhà máy

– Có trách nhiệm phân công nhiệm vụ bảo quản hàng hóa theo quy trình, số lô sản xuất. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, thời gian xuất và nhập hàng

– Lập bảng thống kê về số liệu, phân tích nguồn nguyên liệu nhập vào

Kỹ năng của nhân viên KCS cần phải có

– Nhân viên KCS cần phải có kiến thức nền tảng tốt. Vị trí KCS yêu cầu phải có bằng cấp liên quan lĩnh vực sản xuất của công ty. Nều tảng này sẽ được xây dựng trên kiến thức có liên quan đến việc sản xuất mà hiện công ty đang kinh doanh như các nền tảng kiến thức có liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp. Những người sinh viên học những ngành như: công nghệ dệt may, công nghệ thực phẩm,… thì có thể tự tin ứng tuyển vào vị trí KCS này

– Thành thạo tin học văn phòng: Outlook, , Word, Excel,… một số công việc văn phòng khác như kế toán tài chính,…

– Đọc được các tài liệu kỹ thuật cơ bản để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nắm rõ những thông số kỹ thuật về sản phẩm để từ đó hiểu rõ hơn công việc của mình

– Có khả năng làm việc độc lập là điều quan trọng của nhân viên KCS. Để có thể giải quyết lượng công việc nhiều thì nhân viên KCS cần phải chủ động, tự giác trong công việc

– Nhân viên KCS phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận, linh hoạt và trung thực. Bên cạnh việc phải đạt được yêu cầu về tốc độ làm việc. Những người nhân viên KCS cần đảm bảo được sự linh hoạt ở trong công việc và tính cẩn thận. Để chắc rằng công việc được hoàn thành một cách tốt nhất

Một số ngành nghề cần có nhân viên KCS 

Hầu hết các công ty, doanh nghiệp nào cũng cần có nhân viên KCS. Một số ngành phổ biến cần có nhân viên KCS như:

– Nhân viên KCS trong ngành thực phẩm

– Nhân viên KCS của ngành may mặc

– Nhân viên KCS trong ngành cơ khí

– Nhân viên KCS trong ngành xây dựng

– Nhân viên KCS trong ngành sản xuất sắt thép

– Nhân viên KCS trong ngành chuyên những sản phẩm nông nghiệp

Mô tả công việc của những người nhân viên KCS

– Nhận nhiệm vụ mỗi ngày, mỗi tuần từ quản đốc trong chuyền sản xuất

 – Kiểm tra chất lượng của nguồn hàng nguyên vật liệu, vật tư nhập vào và xuất ra của nhà máy

  • Nắm rõ thông tin về nguồn nguyên vật liệu, vật tư nhập vào hằng ngày để kiểm tra xem quy trình thực hiện có đúng tiêu chuẩn không
  •  Đánh giá và phân loại chất lượng của nguồn nguyên vật liệu nhập vào. Báo cáo với cấp trên
  •  Theo dõi và ghi chép những số liệu của từng lô hàng nhập vào và xuất ra
  •  Khi hàng hóa có vấn đề thì tìm ra nguyên nhân, đề xuất hướng xử lý và kiểm tra kết quả đã xử lý xem đạt chuẩn chưa. Báo cáo với cấp trên phụ trách bộ phận những vấn đề có phát sinh để tìm ra phương án giải quyết phù hợp
  •  Những người nhân viên KCS cần phải ký xác nhận về sản phẩm, lô hàng mình đã nhập vào hoặc xuất ra

 – Thường xuyên đột xuất kiểm về quy trình sản xuất của công nhân. Để đảm bảo được hàng hóa sản xuất ra đúng tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất

 – Đảm bảo hàng hóa phải được bảo quản đúng theo quy trình bảo quản của nhà máy. Để chất lượng sản phẩm được giữ nguyên

 – Được phép đình chỉ tạm thời việc dùng nguồn nguyên vật liệu không đúng mục đích sản xuất, công đoạn đóng hàng và xuất hàng. Nếu có phát hiện vấn đề về chất lượng

 – Được phép lập biên bản với cá nhân hay tập thể vi phạm về quy trình kỹ thuật trong sản xuất. Làm ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng của nguyên liệu, sản phẩm

 – Cùng với các bộ phận khác tìm ra cách giải quyết những vấn đề liên quan đến việc sản xuất của doanh nghiệp, nhà máy

 – Thực hiện những công việc khác theo phân công của quản lý cấp trên

Vậy KCS là gì?

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu những thông tin về công việc, kỹ năng và một số ngành nghề cần đến bộ phận KCS. Qua đây có lẽ đã giúp các bạn hiểu được KCS là gì? Và KCS đối với doanh nghiệp, nhà máy quan trọng ra sao. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ hữu ích đối với bạn nhé.

Rate this post
  • TAGS :