PPP là gì? Mô hình PPP mang lại lợi thế gì cho đời sống hiện nay?

Chắc có lẽ đã từng có nhiều người nghe nhắc về PPP. Tuy nhiên để hiểu rõ ý nghĩa chính xác PPP là gì thì nhiều người còn chưa biết được. Vậy PPP là gì? Mô hình PPP mang lại lợi thế gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. 

PPP là gì?

PPP là gì? Mô hình PPP mang lại lợi thế gì cho đời sống hiện nay?

PPP là gì? Mô hình PPP mang lại lợi thế gì cho đời sống hiện nay?

– PPP được viết tắt từ Public – Private Partnership. Có nghĩa là đầu tư với hình thức đối tác công tư. Đây là một mô hình kinh doanh được thực hiện dựa trên hợp đồng giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp dự án hay các nhà đầu tư. Để thi công, vận hành và quản lý công trình hạ tầng, các dịch vụ công cộng

– Theo mô hình PPP thì nhà nước sẽ thiết lập những tiêu chuẩn về việc cung cấp các dịch vụ, tư nhân cung cấp theo cơ chế thanh toán dựa vào chất lượng dịch vụ. Là một hình thức hợp tác để tối ưu hóa hiệu quả việc đầu tư và cung cấp các dịch vụ công cộng có chất lượng cao. Mô hình PPP sẽ mang lại lợi ích cho nhà nước, chủ đầu tư lẫn người dân sử dụng dịch vụ

– Với mô hình PPP thì việc xác lập mối quan hệ với đối tác sẽ thông qua hợp đồng. Trong đó có sự ràng buộc về pháp lý hay những cơ chế khác. Trong bản hợp đồng sẽ đồng ý chia sẻ về những trách nhiệm của các bên có liên quan đến việc thi công, quản lý các dự án công cộng. Quan hệ đối tác sẽ được xây dựng dựa trên chuyên môn từng đối tác. Để đáp ứng các nhu cầu đã được xác định rõ ràng qua việc phân bổ về: nguồn lực, tài nguyên, rủi ro, trách nhiệm và chế độ khen thưởng

Nội dung trên đây chắc hẳn các bạn đã biết PPP là gì? Vậy thì chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn ở nội dung tiếp theo dưới đây nhé

Lợi thế của PPP là gì?                       

– Đa số nhiều nước trên thế giới hiện nay đều có xu hướng chuyển sang tư nhân hóa để nhằm cung cấp những dịch vụ cơ sở hạ tầng về năng lượng, điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Có rất nhiều lý do cho việc hợp tác với tư nhân để phát triển, cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng là:

  • Giúp việc phân phối, vận hành, quản lý dự án tăng hiệu quả hơn
  • Có nhiều nguồn nhân lực bổ sung để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư vào các cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cao
  • Có nhiều cơ hội để tiếp cận, nắm bắt những công nghệ tiên tiến, hiện đại (phần cứng lẫn phần mềm) 
  • Công đoạn quy hoạch, phát triển sẽ được triển khai đúng đắn. Để cho phép sàng lọc và lựa chọn tốt hơn những đối tác. Hỗ trợ tốt hơn trong việc đưa ra quyết định về các cơ cấu của công trình. Cũng như đưa ra những sự lựa chọn phù hợp về công nghệ. Dựa trên cơ sở xem xét các chi phí trong suốt quá trình vận hành dự án

– Mô hình PPP đang dần trở nên hấp dẫn với nhiều nước đang phát triển. Bởi PPP được đánh giá như một cơ chế bên ngoài ngân sách phục vụ cho việc phát triển các cơ sở hạ tầng như:

  • Làm tăng việc cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng quan trọng, cần thiết
  • Với mô hình PPP thì không yêu cầu phải chi tiêu tiền mặt lập tức. Qua đó sẽ giúp làm giảm đi gánh nặng của các chi phí thiết kế, chi phí xây dựng
  • Cho phép quyền chuyển nhượng nhiều rủi ro của các dự án sang tư nhân
  • PPP giúp đưa ra các lựa chọn về công nghệ, thiết kế, xây dựng vận hành, chất lượng cung cấp những dịch vụ cơ sở hạ tầng tốt hơn

Một số hình thức phổ biến về mô hình PPP 

Trên thế giới hiện nay có 5 hình thức PPP phổ biến như sau:

– Mô hình nhượng quyền và khai thác (Franchise): Đây là hình thức kinh doanh mà các cơ sở sẽ được nhà nước thi công xây dựng, sở hữu. Nhưng sẽ chuyển giao cho các đơn vị tư nhân vận hành, khai thác. Thông thường sẽ thông qua hình thức đấu giá

– Mô hình thiết kế, thi công xây dựng, tài trợ và vận hành DBFO (nghĩa là Design- Build – Finance – Operate). Đây là một hình thức các chủ đầu tư tư nhân sẽ xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình. Tuy nhiên công trình này vẫn thuộc về quyền sở hữu của nhà nước

– Mô hình PPP xây dựng, kinh doanh vận hành và chuyển giao BOT (BOT nghĩa là Build – Operate – Transfer). Đây là một hình thức do chủ đầu tư đứng ra xây dựng dự án. Kinh doanh vận hành công trình đó trong thời gian nhất định. Khi hết thời hạn kinh doanh thì chuyển giao công trình cho nhà nước quản lý

– Mô hình BTO (có nghĩa là xây dựng – chuyển giao và vận hành). Đây là một dạng hình thức kinh doanh sau khi xây dựng công trình xong thì công trình sẽ được chuyển giao cho nhà nước. Tuy nhiên chủ đầu tư triển khai, xây dựng công trình vẫn có quyền khai thác công trình đó

– Mô hình PPP xây dựng, sở hữu và vận hành BOO (viết tắt là Build – Own – Operate). Đây là hình thức mà các chủ đầu tư thực hiện dự án sẽ xây dựng công trình. Sau đó sẽ sở hữu, vận hành công trình đó

Vậy PPP là gì?

Trên đây là một số thông tin chúng tôi chia sẻ về PPP. Đến đây có lẽ các bạn đã biết PPP là gì? Và lợi thế của PPP là gì rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn bổ sung thêm một số thông tin hữu ích. 

Rate this post
  • TAGS :