Đà kiềng là gì? Đà kiềng có vai trò gì trong các công trình xây dựng?

Chắc hẳn ai cũng biết khi xây dựng công trình thì việc gia cố phần nền móng là việc vô cùng quan trọng của mỗi công trình. Kỹ thuật được sử dụng trong việc gia cố phần nền móng là đà kiềng và giằng móng (còn gọi là dầm móng). Với mỗi kỹ thuật riêng sẽ có những công dụng và kỹ thuật riêng. Có lẽ ai cũng đã từng nghe nhắc về kỹ thuật đà kiềng hoặc giằng móng trong xây dựng. Tuy nhiên để nói rõ hơn về khái niệm của nó thì còn rất nhiều người chưa hiểu rõ. Dưới bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về đà kiềng. Để có thể biết được đà kiềng là gì? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.

Đà kiềng là gì? Đà kiềng và giằng móng có gì khác nhau

– Đà kiềng là gì? Đà kiềng còn được gọi là giằng cột. Là kết cấu để nối những cột nhà lại với nhau. Được đặt gần chân cột, cos cao hơn phần đế móng (còn được gọi là đài móng). Đà kiềng có tác dụng chịu giúp cột một phần lực, nâng đỡ cột nhà để xây tường

– Giằng móng còn được gọi là dầm móng. Là một kết cấu phương ngang của công trình. Giằng móng có nhiệm vụ là đỡ phần lực cho tường bao vào móng. Tùy vào từng vị trí của tường mà giằng móng có thể nằm bên ngoài, ở giữa hoặc mặt trong của cột 

– Qua 2 khái niệm về đà kiềng và giằng móng chúng tôi chia sẻ ở trên. Chắc hẳn các bạn đã phân biệt được đà kiềng là gì? và kỹ thuật thực hiện của đà kiềng và giằng móng khác nhau điểm nào. Các bạn có thể phân biệt dễ dàng là giằng móng thì có cấu tạo là bê tông cốt thép. Giằng móng có dạng chữ T, hình chữ nhật hoặc hình thang. Có một số trường hợp nhầm lẫn thường gọi giằng móng là đà kiềng. Thì chỉ có tường và giằng móng được xây dựng trực tiếp lên nhau

Đà kiềng có vai trò là gì trong xây dựng công trình?

Đà kiềng là gì? Đà kiềng có vai trò gì trong các công trình xây dựng?

Đà kiềng là gì? Đà kiềng có vai trò gì trong các công trình xây dựng?

Qua khái niệm về đà kiềng được chia sẻ ở trên chúng ta có thể thấy đà kiềng đối với xây dựng công trình rất quan trọng. Đà kiềng có vai trò để gia cố nền nhà, chống lệch, chống lún móng, đỡ tường. Một số chức năng như:

– Có vai trò trong tất cả những kết cấu như dầm, cột, khung để chịu ứng suất của công trình. Vì độ lệch, lún có thể sẽ xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong nền móng của công trình

– Định vị chân cột, đảm bảo khoảng cách giữa chân cột với những phần ở phía trên như trần, sàn, mái,… là tương đối không thay đổi

– Chịu tải trọng của toàn bộ tường. Giúp cho tường không bị nứt khi thi công và khi đưa vào sử dụng 

Cao độ đà kiềng là gì?

– Đà kiềng có kích thước bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào kết cấu công trình và phương pháp thi công nền móng. Móng được làm từ cọc tre, cừ tràm, cọc bê tông. Hay móng băng, móng đơn sẽ có cao độ và kích thước tương ứng

– Móng cọc làm bằng cừ tràm thì đà kiềng ngang, dọc có cao độ bằng nhau và bằng với cao độ đài cọc. Được áp dụng để thi công cho những công trình không có tải trọng chuyển động như tác động từ xe tải qua lại

– Cao độ của đà kiềng ngang, đáy đà kiềng dọc sẽ bằng với cao độ của đài cọc áp dụng với nhà phố 

– Móng băng và móng đơn thì cao độ ở trên mặt của đà kiềng sẽ thấp hơn phần nền hoàn thiện từ 7 – 10cm. Phần cao độ này được áp dụng với những lớp bê tông nền, gạch nền và vữa lót 

Thi công đà kiềng sao cho hiệu quả?

Để tuổi thọ của công trình được kéo dài, đảm bảo sức chịu lực cao và độ bền ổn định. Thì khi thi công xây dựng công trình tuyệt đối không nên bỏ qua đà kiềng. Để đà kiềng được thi công hiệu quả nhất bạn hãy áp dụng theo cách dưới đây:

– Bước 1: Bạn hãy buộc thép lại để tạo thành khung. Sau đó đặt vào vị trí đã được định vị. Kê vật cứng có độ dày khoảng 30mm vào bên dưới khung thép. Để đảm bảo độ dày của lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép

– Bước 2: Dựng khuôn đúc bằng ván gỗ rồi đóng thành hộp và tập kết lại. Điều chỉnh khuôn ván đúng yêu cầu theo vị trí đã thiết kế. Dùng cây gỗ 30mm x 50mm để cố định khuôn ván lại

– Bước 3: Trộn bê tông sau đó đổ vào khuôn ván. Đầm kỹ bê tông bằng đầm dùi để không xuất hiện bọt khí

– Bước 4: Chờ khoảng 2 ngày sau thì tháo khuôn ván ra theo đúng kỹ thuật. Nên tháo cẩn thận tránh làm sứt mẻ kết cấu của đà giằng

Đà kiềng là một phương pháp được rất nhiều công trình ứng dụng thi công. Để giúp công trình có sức chịu lực tốt hơn, đặc biệt là đối với những công trình xây dựng trên nền đất yếu. Qua thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây các bạn đã biết đà kiềng là gì chưa? Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đà kiềng. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Hòa Thuận để được tư vấn cụ thể nhé

Rate this post
  • TAGS :