Phương pháp chống thấm sàn mái mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay

Sàn mái là khu vực trên cùng của ngôi nhà, là nơi dễ bị thấm dột nước mỗi khi đến mùa mưa. Vì nếu thi công không đúng kỹ thuật, sàn mái chịu tác động lâu ngày từ nắng mưa thất thường. Lâu ngày sẽ làm sàn mái bị xuống cấp, xuất hiện tình trạng bong tróc, nứt vỡ sàn. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả nhất hiện nay. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tổng hợp một số phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả

Phương pháp chống thấm sàn mái mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay

Phương pháp chống thấm sàn mái mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay

Dưới đây là tổng hợp một số phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả. Lựa chọn phương pháp nào sẽ còn tùy thuộc vào mức độ thấm dột của sàn mái nhà bạn đang gặp phải. 

Dùng nhựa đường để chống thấm cho sàn mái

Phương pháp chống thấm sàn mái bằng nhựa đường bạn cần phải đun sôi nhựa đường trước khi tiến hành chống thấm. Khi phủ nhựa đường lên bề mặt có thể tạo thành lớp màng bảo vệ dày trên bề mặt. Đồng thời cũng ngăn chặn nước thấm vào bề mặt cực tốt

Thi công chống thấm sàn mái bằng nhựa đường như sau:

– Bước 1: Trước khi chống thấm bạn cần vệ sinh sạch bề mặt sàn mái. Dùng đục để đục những phần bê tông thừa, yếu đi. Đảm bảo bề mặt sàn mái phải thật sạch, khô, bằng phẳng

– Bước 2: Đun cho nhựa đường sôi lên và pha thêm chút dầu DO để tăng hiệu quả chống thấm. Quét đều nhựa đường lên bề mặt sàn mái. Chờ 24 giờ sau để bề mặt khô thì cán thêm lớp vữa lên sàn mái để bảo vệ lớp chống thấm

Chống thấm bằng Sika

Sika là vật liệu chống thấm được rất nhiều công trình lớn nhỏ ứng dụng. Vật liệu chống thấm sàn mái Sika có rất nhiều loại được sử dụng phổ biến như: Sika Grout, Sika Membrane, Sika Latex,… mỗi loại sẽ có từng đặc tính riêng. Nhưng nhìn chung thì tính năng của nó đều giống nhau

Một số tính năng vượt trội của Sika

  • Tạo thành một lớp màng phủ bề mặt có khả năng ngăn chặn nước tốt, tuổi thọ cao
  • Thi công được trên nhiều bề mặt kể cả những góc cạnh 
  • Có khả năng thẩm thấu tốt, liên kết nhanh chóng với tinh thể bê tông
  • Thân thiện với môi trường và con người

Phương pháp chống thấm sàn mái bằng Kova

Kova là một loại vật liệu chống thấm có khả năng kháng nước hiệu quả. Kova ngoài việc chống thấm cho sàn mái còn có thể ứng dụng được vào những hạng mục khác như: tầng hầm, bể bơi, nhà vệ sinh, bể chứa nước,…

Đặc tính nổi trội của Kova

  • Sử dụng được cho nhiều bề mặt chất liệu như: xi măng, bê tông,…
  • Khả năng kháng nước tuyệt đối
  • Kháng được sự mài mòn, có khả năng chống kiềm
  • Không chứa các thành phần độc hại
  • Độ bền cao lên đến 15 năm 

Chống thấm bằng Flinkote

Flinkote cũng là một trong những vật liệu chống thấm sàn mái được đánh giá khá cao. Sản phẩm này được dùng trực tiếp, giúp cho thợ thi công tiết kiệm thời gian, công sức hơn

Ưu điểm vượt trội của Flinkote

  • Là sản phẩm có gốc nước, không chứa chất độc hại
  • Tạo thành một lớp phủ liền mạch, bề mặt sẽ không bị xuất hiện mối nối
  • Khi đông kết bề mặt sẽ tạo thành lớp màng ngăn nước cực kỳ hiệu quả

Hướng dẫn cách chống thấm sàn mái đúng quy trình kỹ thuật

Quy trình thi công chống thấm sàn mái đúng kỹ thuật được thực hiện lần lượt như sau:

Bước 1: Xử lý các khe co giãn, chống thấm vết nứt

  • Sử dụng vữa co ngót để xử lý những vết nứt
  • Các khe co giãn khi được làm sạch thì bạn hãy bơm keo trám khe vào để trám kín khe
  • Sau khi đã xử lý xong những vết nứt trên bề mặt thì bạn hãy kiểm tra tổng quan lại lần nữa. Đảm bảo bề mặt bằng phẳng

Bước 2: Tiến hành chống thấm

  • Chuẩn bị bề mặt: Làm sạch bề mặt, loại bỏ hết vết bẩn, bụi bẩn, dầu mỡ
  • Quét lớp lót lên bề mặt
  • Trộn vật liệu chống thấm theo đúng tỉ lệ từng loại nhà sản xuất hướng dẫn trên mỗi thùng. Khuấy đều hỗn hợp đến khi cho ra hỗn hợp đồng nhất, đều
  • Dùng rulo hoặc máy phun để phun đều vật liệu chống thấm lên bề mặt 
  • Phun lớp lót lên bề mặt mỏng, đều. Đảm bảo lớp lót phủ kín hết bề mặt sàn mái
  • Sau khi hoàn thành lớp lót thì thi công lớp chống thấm thứ nhất theo định mức 0,9 kg/m2 lên sàn mái. Tiếp theo thì phủ lớp lưới gia cường lên bề mặt chống thấm sao cho vừa cổ ống kỹ thuật và góc chân tường
  • Sau khi bề mặt khô thì thi công tiếp lớp thứ 2 theo định mức 0,9 kg/m2. Khi bề mặt khô hoàn toàn thì phun tiếp lớp chống thấm cuối cùng theo định mức 0,5 kg/m2. Bạn cần lưu ý phun đều lên những vị trí như cạnh tường, bo góc, hộp kỹ thuật,…

Bước 3: Cán vữa bảo vệ, san lấp bề mặt

  • Sau khi quá trình chống thấm được hoàn thành bạn hãy cán lên bề mặt lớp vữa để bảo vệ bề mặt chống thấm được sử dụng bền bỉ theo thời gian
  • Cần cán bề mặt có độ dốc nghiêng về phía cổ ống thoát nước. Để hạn chế tình trạng nước đọng trên sàn mái

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu một số phương pháp chống thấm sàn mái hiệu quả nhất hiện nay. Áp dụng phương pháp nào sẽ còn tùy vào tình trạng thấm dột nhà bạn ra sao. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ để lựa chọn phương pháp phù hợp áp dụng vào công trình của mình nhé. Chúc các bạn thành công. 

Rate this post
  • TAGS :