Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm

Nhà vệ sinh sau một thời gian dài sử dụng và chịu ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết khắc nghiệt. Thi ngôi nhà của chúng ta sẽ bị xuống cấp. Trong đó ta không thể không kể đến hiện tượng xuống cấp nhà vệ sinh. Một hiện tượng gây ra rất nhiều khó chịu như mùi hôi, vết ố vàng, ẩm mốc…Nó làm ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của ngôi nhà.

Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm

Nhà vệ sinh thấm dột là tình trạng phổ biến do một số nguyên nhân sau đây gây ra.

  • Ngay từ đầu, khi bắt đầu thi công, không tiến hành chống thấm dột. Thi công kém, các vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng làm cho nước thẩm thấu, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  •  Nhà vệ sinh không được thoát nước, độ ẩm cao dẫn đến tình trạng thấm dột nhà vệ sinh.
  • Do vỡ đường ống nước, bể chứa nước, nguồn nước…. lâu ngày sẽ làm cho tường bị thấm dột và một số nguyên nhân khác
  • Do sàn vệ sinh thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Nước thẩm thấu qua các mạch gạch lát nền tích tụ lại đọng dưới sàn bê tông nhà vệ sinh… Lâu ngày dẫn đến hiện tượng thấm sàn nhà vệ sinh

Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm

Làm gì để xử lý triệt để nhà vệ sinh bị thấm nước

Khi phát hiện nhà vệ sinh bị thấm dột, các bạn cần làm ngay một số việc cần thiết sau đây:

  • Kiểm tra kĩ cống nước : Xem có bị tắc nghẽn ở đâu không ? Nếu bị tắc ở đoạn nào cũng có thể làm nước bị ứ đọng. Làm thấm ảnh hưởng đến xung quanh. Khi phát hiện tắc phải thông tắc ngay để nước được chảy dễ dàng.
  • Xử lý chống thấm toilet triệt để khổng để ảnh hưởng đến sàn hay tường
  • Chống thấm sàn nhà vệ sinh , toilet thấm nước vì sàn là vị trí rất dễ thấm ảnh hưởng đến toàn bộ nhà vệ sinh
  • Các bạn cũng phải kiểm tra lại đường ống nước. Nếu có bất cứ vị trí nào rò rỉ cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thấm dột. Cần tiến hành khắc phục bịt kín những chỗ rò rỉ để tránh ảnh hưởng gây thấm dột cục bộ.
  • Nước mưa cũng là một trong những nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh. Cần phải kiểm tra lại, tránh để ứ đọng nước làm ảnh hưởng và gây thấm nhà vệ sinh.
  • Nếu sàn nhà vệ sinh bị thấm dột có thể dùng phương pháp màng tự dính hoặc hóa chất chống thấm để giải quyết nhanh chóng hiệu quả

Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh

1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sản phẩm gốc xi măng

Bưới 1: Xử lý bề mặt nhà vệ sinh bằng cách loại  bỏ các tạp chất, bê tông đã hư yếu. Nhằm đàm bảo chất chống thấm liên kết tốt với bề mặt. Cần khoan và loại bỏ các lớp vữa hư hỏng.

Bước 2: Dùng một chút nước để tạo độ ẩm cho mặt cần cống thấm. Cần có độ ẩm nhất định để chất chống thấm tiếp xúc với bề mặt.

Bước 3: Quét hai lớp chống thấm từ trên xuống dưới và vuông góc với nhau. Bạn phải đảm bảo lớp chống thấm thứ nhất khô thì mới quét tiếp lớp thứ 2. Không cần quét quá dày chỉ cần dày khoảng 1mm để tránh lãng phí.

Bước 4: Sau khi chống thấm xong không nên để bề mặt chống thấm khô quá nhanh bằng cách phun nước liên tục lên.

2. Xử dụng màng khò nóng hoặc lạnh để chống thấm

Bước 1: Xử lý bề mặt tiếp xúc giữa vật liệu và sàn như cách chống thấm nhà vệ sinh với sản phẩm gốc xi măng.

Bước 2: Để màng chống thấm và bề mặt có liên kết với nhau thì cần phải quét lớp tạo dính.

Bước 3: Cuối cùng dán màng chống thấm và xử lý dao cho sản phẩm có thể kết dính với bề mặt cần chống thấm. Tùy thuộc vào màng nóng hay lạnh để có cách xử lý tốt nhất.

Đây là nguyên nhân và cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh, bạn có thể tham khảo. Nếu cần đơn vị chống thấm nhà vệ sinh. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm bài viết liên quan tới chống thấm:

=>Nguồn:http://sonsuachuanha.com/nguyen-nhan-nha-ve-sinh-bi-tham/

=>Website:http://sonsuachuanha.com/

5/5 - (5 bình chọn)
  • TAGS :