Hướng dẫn những cách chống thấm sàn mái vô cùng đơn giản, hiệu quả

Các hạng mục chống thấm đối với mỗi công trình là vô cùng quan trọng. Bởi nếu không xử lý chống thấm thì sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. Chống thấm sàn mái cũng là một hạng mục quan trọng trong việc thi công chống thấm cho các công trình. Bên dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn một số cách chống thấm sàn mái hiệu quả, bạn có thể thực hiện dễ dàng. Hãy tham khảo bài viết này cùng chúng tôi nhé.

Một số cách chống thấm sàn mái vô cùng hiệu quả

Hướng dẫn những cách chống thấm sàn mái vô cùng đơn giản, hiệu quả

Hướng dẫn những cách chống thấm sàn mái vô cùng đơn giản, hiệu quả

Chống thấm sàn mái bằng sơn Epoxy

– Trước tiên bạn hãy sử dụng máy mài để làm sạch bề mặt sàn mái trước khi thi công chống thấm

– Sau khi bề mặt đã được làm sạch thì bạn hay bả lên sàn mái 2 lớp chống thấm (hợp chất chống thấm và keo Epoxy). Mỗi lớp bả cách nhau tối thiểu 6 giờ

– Sau 24 giờ khi bề mặt sơn bả khô thì bạn hãy quét sơn lót lên bề mặt. Loại sơn lót thường được sử dụng là loại sơn không chứa dung môi. Hoặc nếu có thì bạn nên lựa chọn loại sơn không màu

– Khi sơn lót khô thì quét lên bề mặt 2 lớp sơn phủ chống thấm hoàn thiện

Sử dụng nhựa đường chống thấm

Đây là vật liệu được đun nóng cho chảy ra, có khả năng kết dính, thẩm thấu tốt nên thường được ứng dụng chống thấm cho các công trình lớn

Thi công như sau:

– Vệ sinh sạch bề mặt sàn mái. Bạn có thể sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng như: búa băm, búi sắt, mũi đục nhọn, búa đục,… để loại bỏ hết những lớp bê tông, hồ vữa xi măng dư thừa, yếu trên sàn mái. Đảm bảo bề mặt sàn mái trước khi thi công chống thấm phải thật sạch, khô và bằng phẳng

– Đun cho nhựa đường sôi lên, pha vào nhựa đường 1 lượng dầu DO để làm  tăng hiệu quả hơn. Quét lên sàn mái lớp lót Asphalt Primer

– Khi lớp lót khô thì phủ đều nhựa đường lên sàn mái

Với phương pháp này bạn nên thực hiện vào lúc buổi trưa có nắng thì hiệu quả sẽ tốt hơn. Sau khi thi công bạn nên phủ bạt lên bề mặt để tránh mưa đột ngột khi chưa quét dầu hắc lên được

Chống thấm bằng hóa chất

Hóa chất chống thấm được sử dụng nhiều trong sàn mái đó là Sikatop Seal 107 và Water Seal DPC

Thi công chống thấm như sau:

– Cũng giống với những cách trên. Trước khi chống thấm bạn cũng phải làm sạch bề mặt. Loại bỏ hết vữa thừa, bụi bẩn, tạp chất trên sàn mái. Đảm bảo sàn mái trước khi thi công phải thật sạch, khô thoáng

– Tạo một lớp vữa mỏng quét lên sàn mái để xử lý những vết rạn nứt trên bề mặt. Nếu bề mặt có các vết nứt lớn, bạn hãy đục rãnh chữ V. Sau đó sử dụng vữa Sikagrout lấp đầy

– Khi bề mặt khô thì bạn hãy trộn vữa chống thấm 2 thành phần Sikatop Seal 107 để quét lên sàn mái. Thi công 2 lớp, mỗi lớp cần cách nhau khoảng 2 giờ

– Đợi khoảng 3 – 4 giờ khi lớp vữa chống thấm trên bề mặt khô. Bạn hãy phun dung dịch Water Seal lên bề mặt sàn mái và chân tường trên sàn mái

– Dung dịch này cũng nên được phun 2 lớp, mỗi lớp cần cách nhau từ 4 – 5 phút. Cần phải phun thật đều tay và ướt sàn mái. Ở chân tường bạn hãy phun cao khoảng 15 – 20cm

– Đợi cho bề mặt khô hoàn toàn thì ngâm thử nước trong 24 giờ thì tiến hành nghiệm thu

Chống thấm sàn mái bằng Sika

Sika Latex và Sikaproof membrane cũng là một trong những cách chống thấm sàn mái vô cùng tuyệt vời

Chống thấm như sau:

Chuẩn bị:

– Vệ sinh sạch bề mặt sàn mái. Đảm bảo trước khi chống thấm sàn mái phải được vệ sinh sạch, khô ráo 

– Chuẩn bị các loại vật liệu, máy móc, dụng cụ thi công như: phụ gia chống thấm, chổi quét, con lăn, đục tay, máy khoan,…

Thi công

– Làm ẩm bề mặt rồi phun lên sàn mái lớp Sikaproof Membrane. Pha hỗn hợp theo tỷ lệ 25:45% nước sạch

Đợi cho lớp lót khô khoảng  2 – 3 giờ, Quét lên bề mặt một lớp Sikaproof Membrane dày không pha 

– Đợi cho lớp đầu tiên khô thì quét tiếp lớp thứ 2 hoặc 3 

– Sau đó thì phủ Sika Latex lên những lớp sikaproof membrane trước đó

– Xoa nền, hoàn thiện bề mặt. Phun lớp phụ gia bảo vệ bề mặt và ngâm thử nước

– Bạn có thể lát gạch chống thấm lên bề mặt để làm tăng hiệu quả, tăng tính thẩm mỹ hơn

Chống thấm sàn mái bằng cách trải màng khò nóng Bitum Membrane

– Trước hết bạn hãy chuẩn bị miếng dán chống thấm hoặc màng khò nóng

– Bề mặt cũng cần được làm sạch và khô thoáng

– Dùng lu lăn sơn để quét lớp lót gốc Bitum lên bề mặt theo định mức 6 – 8m2/lít. Bạn lưu ý chỉ nên thi công lớp lót cho diện tích cần thi công trong ngày. Phủ lớp chống thấm ngay khi lớp lót khô

– Dùng máy khò để khò nóng bề mặt lớp lót và lớp dưới của màng chống thấm. Sau đó dán nhanh lớp màng vừa khò xuống sàn mái

– Sử dụng con lăn cao su ép chặt bề mặt màng khò từ giữa màng khò ra 2 bên mép. Để tạo ra mặt phẳng sau khi hoàn thiện. Điều này cũng sẽ tránh được hiện tượng bọt khí nhốt ở bên trong 

– Nếu bề mặt xuất hiện bọt khí thì bạn có thể đâm thủng bằng vật nhọn. Lỗ thủng sẽ tự hàn kín lại khi hoàn thiện bề mặt. Độ rộng của dải gia cố phải đảm bảo chồng mép ít nhất là 10cm vào 2 bên khe

– Màng phải được khò dính hoàn toàn vào bề mặt kết cấu đứng lẫn ngang. Độ giáp mí là 8cm theo chiều dọc, 12cm ở điểm đầu của cuộn

– Khi màng chống thấm khô thì bạn có thể cán vữa xi măng – cát M76 để bảo vệ bề mặt

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cách chống thấm sàn mái các bạn có thể thực hiện tại nhà vô cùng hiệu quả. Quý khách hãy tham khảo và áp dụng theo đúng quy trình để mang đến hiệu quả cao nhất nhé. Chúc các bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)
  • TAGS :