Cách xử lý mái tôn, mái nhà bị dột đơn giản nhưng hiệu quả

Cách xử lý mái tôn, mái nhà bị dột thế nào khi mùa mưa bão đang đến? Đây có lẽ là vấn đề đang được nhiều người quan tâm nhất. Bởi hiện tại nước ta đã bắt đầu vào mùa mưa. Thật khó để tránh khỏi tình trạng thấm dột. Vậy xử lý thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhé.

Nguyên nhân làm mái tôn, mái nhà bị dột

  • Tôn bị thủng do sự tác động từ bên ngoài nên nước mưa từ những vị trí thủng đó thấm vào nhà
  • Thấm dột ở những vị trí nối máng, nối mái, thoát nước nhỏ. Những vị trí này thường có những khe hở nhỏ. Đây là nguyên nhân gây thấm dột
  • Trên mái tôn có những vị trí đinh bị rỉ sét, mái nhà bị bật lên do tác động từ môi trường. Những vị trí này cũng làm cho nước mưa thấm dột xuống dưới

Cách xử lý mái tôn, mái nhà bị dột

Cách xử lý mái tôn, mái nhà bị dột đơn giản nhưng hiệu quả

Cách xử lý mái tôn, mái nhà bị dột đơn giản nhưng hiệu quả

Dột từ những vị trí bị thủng tôn

Nguyên nhân

Sử dụng lâu ngày, mái tôn gặp phản ứng điện hóa nên tôn bị ăn mòn. Hoặc sử dụng loại tôn chất lượng kém, khi gặp thời tiết nắng nóng sẽ bị giãn ra. Lạnh thì co lại đột ngột nên làm gãy tôn.

Cách xử lý mái tôn, mái nhà bị dột

 Nếu tôn bị thủng quá nhiều thì cần thay tôn mới.

Với những lỗ thủng có đường kính  ≤ 30cm

  • Bước 1: Cần xác định vị trí của lỗ thủng ở đâu trên mái tôn
  • Bước 2: Cắt miếng tôn to hơn lỗ thủng đó
  • Bước 3: Dán hoặc có thể bắt đè miếng tôn vừa cắt lên lỗ thủng
  • Bước 4: Dùng keo silicon để bơm keo lên những mép tiếp giáp giữa mái tôn và miếng tôn bắt đè lên

Dột từ những vị trí nối máng, nối mái, thoát nước nhỏ

Nguyên nhân

Tại các vị trí nối tôn, đặc biệt là ở cuối máng thoát nước thường độ dốc máng nhỏ. Sử dụng loại ống thoát nước nhỏ, máng thoát nước bé hoặc khoảng cách ống nước xa. Mưa lớn sẽ không thể thoát kịp nên tràn ra ngoài và thấm vào những vị trí nối tôn.

Cách xử lý

  • Bước 1: Cần xác định độ rộng của mái tôn bao nhiêu m2. Để có thể tính toán được lượng nước mưa khi có mưa rơi xuống máng thì ống thoát nước có thoát hết được không.
  • Bước 2: Nếu máng thoát nước nhỏ thì cần thay loại máng to hơn. Bổ sung thêm ống thoát nước. Hoặc thay ống thoát nước lớn, dày hơn vào những vị trí cần thay
  • Bước 3: Tại những vị trí nối máng, cổ ống, nối mái, đầu vít,… thì bơm keo silicon vào để tránh nước mưa từ những vị trí đó thấm xuống dưới

Dột ở những vị trí đinh bị rỉ sét, vị trí mái bị bật lên

Nguyên nhân

Mái tôn thường xuyên tiếp xúc nước mưa nên lâu ngày bị ăn mòn. Những vị trí đinh ốc trên mái tôn bị rỉ sét, mục tôn. Hoặc khi gió to mái tôn lâu ngày bị xuống cấp, không còn đủ chắc chắn. Nên bị bật mái lên làm thấm dột

Cách xử lý 

  • Bước 1: Chuẩn bị súng bắn ốc vít, súng bắn keo và keo Silicon
  • Bước 2: Tiến hành bắn vít bổ sung vào những vị trí ốc vít bị rỉ sét, bay mũ,… để cố định tấm tôn lên mái 
  • Bước 3: Dùng súng bắn keo để bắn keo vào những đầu ốc vít bị rỉ sét. Bơm keo vào những lỗ ốc vít cũ và những đầu ốc vít vừa mới bắn bổ sung

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách xử lý mái tôn, mái nhà bị dột đơn giản nhưng hiệu quả. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng thành công vào công trình của mình. Nếu vẫn còn điều gì thắc mắc hoặc cần thi công chống thấm. Hãy liên hệ đến Hòa Thuận để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.

Rate this post
  • TAGS :